Nước hoa khô – Làn sóng mới trong thị trường nước hoa 2021

Bên cạnh loại nước hoa dạng xịt đã quá thân thuộc với giới làm đẹp, thị trường gần đây đang nổi lên một làn sóng mới về nước hoa. Nước hoa khô hiện là một trong những “hot item” rất thịnh hành và thu hút không ít sự chú ý của tín đồ mùi hương. Với một vài người, nước hoa khô đã không còn xa lạ, nhưng với số đông còn lại nước hoa khô vẫn còn khá mới mẻ.

Nước hoa khô là gì?

Nước hoa khô là sản phẩm nước hoa được sản xuất dưới dạng sáp, có kết cấu giống như sáp nến hoặc các loại son dưỡng. Chúng tỏa ra mùi hương dịu nhẹ và thường được chiết xuất ra các hộp thiếc nhỏ, gọn, dễ dàng mang theo bên người.

Nước hoa xịt sử dụng alcohol (cồn) kết hợp với mùi hương để lưu các nốt hương trên da của bạn lâu hơn và tránh làm mất mùi hương của chúng. Và trái lại, nước hoa khô lưu được mùi và giữ lâu trên da chúng ta bởi nhờ vào các loại sáp và dầu nền (oil based).

Nước hoa khô
Nước hoa khô là gì?

Thành phần chính trong nước hoa khô là gì?

Nước hoa khô được điều chế chủ yếu từ các thành vần như sáp gốc thực vật, sáp ong hoặc sáp khoáng. Mùi hương của nước hoa khô được tạo nên từ các tinh dầu thiên nhiên như hoa, trái cây, gỗ thơm,…

Các tinh dầu thơm (fragrance oil) sẽ được kết hợp hòa quyện cùng với các loại sáp (sáp ông, sáp cand), và đi kèm cùng với những loại dầu nền. Chúng sẽ tạo ra được một thứ gọi là nước hoa khô.

Nước hoa khô
Nước hoa khô

Nước hoa khô có các loại mùi hương nào?

Hiện tại không chỉ nước hoa khô mà tất cả các dòng nước hoa nói chung đều được chia thành các nhóm hương chính sau đây:

Hương hoa: Nước hoa khô hương hoa được chiết xuất từ tinh dầu của hoa hồng, hoa nhài, hoa tử đằng, oải hương… Thường có mùi hương hoa cỏ dịu nhẹ mang đến cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Hương trái cây: Nước hoa khô hương trái cây chứa các tinh chất được chiết xuất từ dâu tây, cam, mận, bưởi… Ngoài ra, một số hãng còn dùng phúc bồn tử và quả mâm xôi để điều chế nước hoa hương trái cây.

Hương gỗ: Nước hoa khô hương gỗ thường được chiết xuất từ nhựa của những loại gỗ như trầm, tuyết tùng, đàn hương, quế… Sản phẩm này thường có mùi trầm và ấm, rất được các quý ông yêu thích.

Hương cỏ cây, dược liệu, ngũ cốc: Nước hoa khô hương cỏ cây có sự hòa hợp của hoa cỏ Phương Đông như cỏ hương bài, đậu Tonka, nhục đậu khấu, bạch đậu khấu, hương nhu,… Mở ra một khu vườn thiên nhiên với đầy đủ các loại thảo mộc quý hiếm. Theo đấy, bạn có thể cảm nhận thấy cơ thể được giải phóng để hòa mình vào thiên nhiên.

Các loại mùi của nước hoa khô
Các loại mùi của nước hoa khô

Các tầng hương của nước hoa khô

Mỗi loại nước hoa khô không chỉ có một mùi hương duy nhất, mà là tổng hợp của nhiều mùi và chia thành các tầng hương khác nhau. Vcơ bản, nước hoa khô thường bao gồm 3 tầng hương:

  • Tầng hương đầu thường khá nồng, tuy nhiên chỉ lưu lại khoảng 10 đến 15 phút.
  • Lớp hương thứ 2 có sự đằm thắm hơn và lưu lại trên da lâu hơn. Thường kéo dài từ 2 đến 6 tiếng tùy từng sản phẩm.
  • Tầng hương thứ 3 hay thường được gọi là hương cuối. Mùi thơm ở tầng hương cuối có mùi đậm,  lắng đọng và lưu lại trên cơ thể lâu nhất. Có khi đến cuối ngày bạn vẫn thấy phảng phất mùi hương ấy.
Nước hoa khô
Nước hoa khô

Ưu điểm và nhược điểm của nước hoa khô

Ưu điểm

  • Kiểu dáng nhỏ gọn, đơn giản nên dễ mang theo bên mình.
  • Không kén mùi, lên da sẽ đa số tương khớp với mùi bạn ngửi ở trong hộp
  • Với những ai chưa quen với việc sử dụng nước hoa thì nước hoa khô sẽ là một lựa chọn an toàn và dễ sử dụng nhất.
  • Không tỏa hương quá mạnh, thích hợp với người thích mùi nước hoa dịu nhẹ.
  • Không quá nhiều tầng hương như nước hoa xịt, không làm bạn bối rối khi mua

Nhược điểm

  • Nước hoa khô dễ dính lên bàn, ghế hoặc cả quần áo, dẫn đến việc dễ bay mùi nhanh. Sau khi thoa lên da bạn cần phải chờ chúng khô.
  • Khá mắc khi đem so sánh với 1 số dòng tầm trung của nước hoa dạng xịt
  • Không thể hiện được đa dạng nhiều tầng lớp hương
  • Nếu như bạn là một người thích nước hoa tỏa hương mạnh, nước hoa khô không phải là sự lựa chọn thích hợp.
Nước hoa khô
Nước hoa khô

Cách bảo quản nước hoa khô

Nước hoa khô không phải là dung dịch mà ở dạng sáp nên bạn không phải lo lắng nếu như vô tình để rơi vỡ. Bạn hoàn toàn có thể thoải mái đặt trong túi xách, vali mang theo tới bất cứ đâu dù là trên máy bay.

Nước hoa khô được bảo quản thích hợp ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C). Tránh những nơi có nhiệt độ cao như cốp xe máy, ô tô để hạn chế sáp bị tan chảy, cũng không cần thiết phải để trong tủ lạnh. Cuối cùng là đừng bao giờ quên đậy kín nắp một khi sử dụng.

Cách sử dụng nước hoa khô

Nước hoa khô thường được làm từ các thành phần hữu cơ thiên nhiên. Do đấy chúng thường không chứa các hợp chất như cồn, paraben, chất bảo quản. Chính vì vậy đối tượng dù là bà bầu cũng có thể sử dụng nước hoa khô an toàn.

Do được sản xuất dưới dạng sáp đặc nên nước hoa khô khi sử dụng sẽ có một chút khác biệt so với nước hoa xịt:

  • Nếu như nước hoa dạng xịt sử dụng thật nhiều cũng không tăng khả năng tỏa hương, thì nước hoa khô lại khác. Chỉ cần bạn tăng từ 10 – 20% lượng nước hoa dùng ở một vị trí cố định, khả năng tỏa hương và lưu mùi cũng tăng cao theo tỷ lệ tương ứng.
  • Bạn có thể bôi nước hoa khô lên những vị trí như cổ, cổ tay và sau gáy để lưu mùi lâu nhất. Hoặc bất kỳ vị trí nào có động mạch máu xuất hiện, bạn cũng nên bôi một tí nước hoa lên trên.
  • Thông thường, sau khi xịt nước hoa nếu bạn dùng tay chà xát, mùi hương sẽ rất nhanh bay đi. Nhưng với nước hoa khô, khi bạn thực hiện hành động này thì mùi hương vẫn được lưu trữ bền bỉ.
  • Trước khi sử dụng tay để lấy nước hoa khô, bạn nên sử dụng ngón tay trỏ chà lên lớp sáp thơm theo vòng tròn xoắn ốc. Sau khi các tinh chất đã tan ra, bạn mới chấm một chút bôi vào các vị trí cố định.
Cách sử dụng nước hoa khô
Cách sử dụng nước hoa khô

Tổng kết

Nước hoa khô cũng là một dạng sản phẩm mùi hương cho cơ thể. Bên cạnh những ưu điểm của mình, nước hoa khô cũng có một số ưu điểm nhất định và dòng nước hoa dạng xịt cũng như vậy. Việc lựa chọn sử dụng nước hoa khô hay nước hoa xịt đều phụ thuộc vào sở thích mùi hương của bạn.

Khánh Vân
Khánh Vân
Bài viết: 33